Đại dịch sẽ không bao giờ chấm dứt, nếu thế giới không cùng nhau giải quyết 'địa ngục Covid' của Ấn Độ NGAY LẬP TỨC

Đại dịch không phải là câu chuyện của riêng Ấn Độ. Và nếu để cơn sóng thần ấy nhấn chìm họ, mọi thứ sẽ trở nên rất tồi tệ với cả thế giới.

*Bài viết dựa trên quan điểm của những tiến sĩ nổi tiếng từ các ĐH Mỹ, đăng tải trên CNN

Cách đây 1 năm, với tư cách là những bác sĩ gốc Ấn, chúng tôi chứng kiến một cách bất lực khi nước Mỹ oằn mình chịu đựng làn sóng dịch bệnh đầu tiên. Trong tuần qua, chúng tôi lại phải chứng kiến cảnh tượng kinh khủng ấy, nhưng nó xảy ra với quê hương Ấn Độ trong làn sóng Covid-19 kinh hoàng chưa có hồi kết.

Bệnh viện quá tải, đến ứng dụng WhatsApp cũng nghẹt cứng với vô số tin nhắn từ bạn bè người thân ở quê hương. Người khổ sở, người chết dần, giữa khung cảnh tựa như địa ngục. Mạng xã hội ngập tràn hình ảnh người Ấn Độ "khát thở" nhưng không được đáp ứng vì thiếu hụt oxy cung cấp tại các bệnh viện. Chứng kiến cảnh con người ta chết dần ngoài đường, lò hỏa táng phải thực hiện hỏa thiêu tập thể, thật kinh hoàng đến nhường nào.

Đại dịch sẽ không bao giờ chấm dứt, nếu thế giới không cùng nhau giải quyết địa ngục Covid của Ấn Độ NGAY LẬP TỨC - Ảnh 1.

Ấn Độ, đất nước có dân số đông thứ 2 thế giới sau Trung Quốc, hiện đang lập nên rất nhiều kỷ lục kinh khủng về số ca nhiễm mới với trên 400.000 ca mỗi ngày. Con số này thậm chí còn bị đánh giá là chưa phản ánh đúng thực tế. Nhưng kịch bản tệ nhất hãy còn ở phía trước. Trong bối cảnh Covid-19 là đại dịch toàn cầu, hệ quả cả thế giới phải gánh chịu sẽ là rất kinh khủng, nếu cơn khủng hoảng của Ấn Độ không thể dập tắt.

Tại sao cơn khủng hoảng Ấn Độ gây ảnh hưởng đến cả thế giới?

Đầu tiên khi để dịch bệnh lây lan kinh khủng như vậy tại Ấn Độ, chúng ta đã tạo điều kiện cho các biến chủng nguy hiểm hơn xuất hiện, làm chậm lại quá trình dập dịch của thế giới. Không chỉ biến chủng B.1.1.7 từ Anh đã lây lan ra thế giới, mà các biến chủng của Ấn Độ như B.1.617 và B.1.618 cũng đã vượt ra khỏi biên giới Ấn Độ rất nhanh. Các biến chủng này được cho là có khả năng lây nhiễm và kháng được miễn dịch từ vaccine hoặc người đã khỏi bệnh.

Biến chủng B.1.617 đang chiếm ưu thế ở Ấn Độ, hiện cũng đã lan ra 20 quốc gia, trong đó có cả Mỹ. Và mọi biến chủng đều gây tổn hại lớn đến quá trình phục hồi kinh tế và mục tiêu miễn dịch cộng đồng của thế giới.

Đại dịch sẽ không bao giờ chấm dứt, nếu thế giới không cùng nhau giải quyết địa ngục Covid của Ấn Độ NGAY LẬP TỨC - Ảnh 2.

Các biến chủng Covid-19 có thể khiến nỗ lực đẩy lùi đại dịch trở nên vô nghĩa

Thứ 2, Ấn Độ hiện đang là nhà cung cấp thuốc và vaccine Covid lớn nhất thế giới. Ấn Độ đã đồng ý cung cấp vaccine cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, thông qua chương trình COVAX. Đất nước này cũng là công xưởng sản xuất remdesivir - loại thuốc được sử dụng điều trị cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nặng. Với cơn bão dịch bệnh hoành hành tại Ấn Độ, khả năng chống lại đại dịch của cả thế giới sẽ bị suy yếu nặng nề, đặc biệt là đối với chương trình tiêm chủng của các nước.

Thứ 3, việc giúp sức chống lại đại dịch ở Ấn Độ có thể mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho các quốc gia, như Mỹ. Bản thân Ấn Độ là một trung tâm kinh tế và là đồng minh trong an ninh. Nhiều bác sĩ danh tiếng tại Mỹ cũng có nguồn gốc từ Ấn Độ, là nguồn cung nhân lực quan trọng trong bối cảnh nhân viên y tế tại Mỹ thiếu hụt trầm trọng. Ấn Độ trên thực tế là nơi "xuất khẩu" bác sĩ lớn nhất thế giới, cung cấp hàng chục ngàn công nhân viên y tế cho nước Mỹ. Việc giúp đỡ họ cũng chính là đầu tư cho nền y tế của quốc gia này.

Các quốc gia làm thế nào để giúp đỡ Ấn Độ chống lại "địa ngục Covid"

Tiến sĩ Anthony Fauci và gần đây là tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đều có chung nhận định về tình hình của Ấn Độ: "Chúng ta phải làm nhiều hơn." Cùng với đó là gói cứu trợ do chính quyền ông Biden cung cấp, đồng thời đưa ra một kế hoạch ngoại giao y tế dài hạn.

Bước đầu tiên, nước Mỹ có thể đóng góp bằng cách chuyển toàn bộ vaccine dư thừa cho Ấn Độ và các quốc gia khác. AstraZeneca - vaccine hiện chưa được cấp phép tại Mỹ, và quốc gia này đang nắm giữ hàng triệu liều. Nước Mỹ không nên giữ vaccine, mà cần phân phối cho những quốc gia cần chúng nhất. Tiếp cận vaccine công bằng trên toàn cầu là điều quan trọng, khi mới chỉ 0,3% nguồn cung vaccine được chuyển tới các nước có thu nhập thấp.

Đại dịch sẽ không bao giờ chấm dứt, nếu thế giới không cùng nhau giải quyết địa ngục Covid của Ấn Độ NGAY LẬP TỨC - Ảnh 3.

Ấn Độ cũng trải qua một cơn khủng hoảng oxy

Thứ 2, cần phải hỗ trợ Ấn Độ và các nước đang sản xuất vaccine cùng các loại thuốc khác để chống lại đại dịch. Viện Serum Ấn Độ - cơ sở sản xuất vaccine lớn nhất thế giới hiện nay thậm chí đã từng đăng tải lên Twitter lời cầu xin nước Mỹ nới lỏng kiểm soát xuất khẩu nguyên liệu thô để sản xuất vaccine (các nguyên liệu vô trùng để sản xuất vaccine Covid-19 ở Ấn Độ đều cần được nhập khẩu). Và hơn thế nữa, Ấn Độ cần trang thiết bị bảo hộ, oxy, bộ xét nghiệm và kinh phí để đối phó với dịch bệnh.

Để chống lại đại dịch toàn cầu, nước Mỹ cũng cần chấp nhận từ bỏ bằng sáng chế, cho phép Ấn Độ và các nước có thu nhập thấp tự sản xuất vaccine Covid-19, đồng thời cung cấp nguyên liệu, chuyển giao công nghệ và các hỗ trợ khác nữa.

Chính chúng ta - những người bình thường - cũng có thể giúp sức

Với những cá nhân, chúng ta sẽ không thể giúp quá nhiều về các vấn đề vĩ mô. Tuy vậy, bạn vẫn có thể chung tay góp sức trong khả năng của mình, đó là quyên góp tiền cho các tổ chức có chuyên môn. Vấn đề là cần gửi đúng nơi, đúng chỗ.

Hiện tại, có các tổ chức từ thiện, tình nguyện và doanh nghiệp trong và ngoài Ấn Độ đang rất tích cực trợ giúp quốc gia này chống lại đại dịch.

Đại dịch sẽ không bao giờ chấm dứt, nếu thế giới không cùng nhau giải quyết địa ngục Covid của Ấn Độ NGAY LẬP TỨC - Ảnh 4.

Các tổ chức quốc tế

- Các tổ chức của Liên Hợp Quốc - bao gồm UNICEF và WHO hiện đang cung cấp các trang thiết bị bảo hộ, máy oxy, bộ xét nghiệm và nhiều nhu yếu phẩm khác cho các nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch tại Ấn Độ.

- PATH - tổ chức y tế phi lợi nhuận toàn cầu có trụ sở tại Seattle cho biết họ đang có 200 nhân viên làm việc tại Ấn Độ, nhằm cung cấp oxy và đẩy nhanh quá trình xét nghiệm Covid-19.

- International Medical Corps - tổ chức hoạt động tại các khu vực đang có giao tranh trên thế giới hiện đang lập quỹ quyên góp cho chiến dịch hỗ trợ trang thiết bị y tế, đồ bảo hộ và cơ sở cách ly tại Ấn Độ.

- Care India đang cung cấp trang thiết bị cho các bệnh viện và công nhân viên y tế Ấn Độ, với hơn 39.000 trang phục bảo hộ, bộ xét nghiệm, khẩu trang và nhiều trang bị khác.

- Hiệp hội Phát triển Ấn Độ (Association for India’s Development) - tổ chức tình nguyện tại Maryland hợp tác cùng các tổ chức phi lợi nhuận tại Ấn Độ, cho biết tình nguyện viên của họ đang phân phối thực phẩm và đồ bảo hộ tại 29 bang của Ấn Độ.

- Dự án HOPE (trụ sở tại Maryland) - tổ chức phi lợi nhuận chuyên đào tạo, giáo dục y tế trên thế giới. Tổ chức này cho biết họ đã hỗ trợ 150 quốc gia chống dịch, bao gồm cả Ấn Độ.

- GIVE.asia nền tảng gây quỹ tại Singapore đã làm việc cùng Hội Chữ thập Đỏ Singapore để gửi máy thở, thiết bị tạo oxy cho Ấn Độ. Nền tảng này cũng tổ chức các chiến dịch gây quỹ hỗ trợ từ cá nhân.

- Americares - tổ chức phi chính phủ tại Connecticut, chuyên về các phản ứng chống dịch khẩn cấp trên thế giới. Họ đang tiến hành vận chuyển trang phục bảo hộ, máy thở và các thiết bị y tế khác, đồng thời giáo dục dân chúng về cách chặn sự lây lan của virus.

Các tổ chức tại Ấn Độ

- Hội Chữ thập Đỏ Ấn Độ đang có các tình nguyện viên chuyên chở trang thiết bị y tế cùng các dịch vụ cần thiết tại quốc gia này.

- Quỹ từ thiện Youth Feed India and Helping Hands đang vận chuyển các trang bị cần thiết cho những người rủi ro nhất ở Ấn Độ. Mỗi bộ trang bị của họ có cả thực phẩm, đủ cho một gia đình 4 người sử dụng trong 15 ngày. Cách quyên góp cho quỹ này khá đa dạng, chấp nhận cả thanh toán qua Google Play.

- Ketto - nền tảng gây quỹ tại Mumbai - một trong những nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất từ dịch bệnh tại đất nước này, hiện cũng đang có chiến dịch kêu gọi hàng trăm doanh nghiệp quyên góp 3000 máy tạo oxy.

Không ai bắt chúng ta phải đóng góp, nhưng sự giúp đỡ của bạn sẽ góp phần để nhân loại chấm dứt dịch bệnh sớm hơn.

Nguồn: CNN

Tags: Thế Giới

Đăng nhận xét

Tin liên quan